Cách cải thiện cuộc gọi video trên iPhone và Mac
Reuters hôm 29.1 dẫn báo cáo của Bloomberg cho thấy các nhà nghiên cứu an ninh của Microsoft đã phát hiện vào mùa thu năm ngoái, một số cá nhân bị nghi ngờ có liên hệ với DeepSeek đã đánh cắp một lượng lớn dữ liệu của OpenAI thông qua việc sử dụng giao diện lập trình ứng dụng (API) của công ty Mỹ.API là phương thức chủ yếu để các nhà phát triển phầm mềm và kinh doanh mua dịch vụ của OpenAI.Microsoft, nhà đầu tư lớn nhất của OpenAI, đã thông báo với công ty về hoạt động đáng ngờ từ nhóm có liên hệ với DeepSeek.DeepSeek, công ty khởi nghiệp AI chi phí thấp của Trung Quốc, hôm 27.1 là nguyên nhân đằng sau đợt bán tháo cổ phiếu công nghệ khi công cụ trợ lý AI miễn phí của DeepSeek là R1 vượt qua ChatGPT của OpenAI trên cửa hàng ứng dụng Apple.Một ngày sau, ông David Sacks, người đứng đầu cơ quan quản lý AI và tiền điện tử của Nhà Trắng, đã nói với Đài Fox News rằng "có thể" DeepSeek đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.Theo ông Sacks, có bằng chứng đáng kể để nghi ngờ DeepSeek đã rút tỉa kiến thức từ các các mô hình của OpenAI.Về thông tin điều tra do Microsoft và OpenAI thực hiện, một người phát ngôn của OpenAI cáo buộc phía Trung Quốc liên tục tìm cách sao chép các mô hình AI của những công ty Mỹ hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đại diện OpenAI không đề cập tên DeepSeek hoặc bất kỳ cái tên cụ thể nào khả nghi nảo khác.Trước đó, sự xuất hiện của mô hình AI R1 giá rẻ và hiệu quả đến từ DeepSeek đã buộc Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman phải lên tiếng. Ông thừa nhận R1 là một đối thủ đáng gờm, đồng thời khẳng định OpenAI sẽ sớm tung ra những mô hình AI mạnh mẽ hơn.Ngành quản trị doanh nghiệp cấp bằng kỹ sư hay cử nhân?
Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh 2025 (SCSE) thu hút hơn 600 đơn vị triển lãm, 150 đại diện thành phố và 200 phiên họp do chuyên gia chủ trì. Lượng khách quốc tế tham dự sự kiện cũng cao kỷ lục (tăng 28% so với năm trước). Cụ thể, 2.806 khách quốc tế đến từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ, 138 thành phố. Trong đó, 5 quốc gia có lượng khách tham quan lớn nhất gồm: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Hungary.Trước và trong lễ khai mạc, các nhà lãnh đạo của Đài Loan và chuyên gia quốc tế đã chia sẻ nhiều nội dung thu hút về quản trị theo định hướng AI, chăm sóc sức khỏe thông minh, chuyển đổi số và hợp tác thành phố thông minh toàn cầu.Ông Charles Lin, Phó thị trưởng TP.Cao Hùng (Đài Loan), cho biết: "Cao Hùng đi đầu trong đổi mới thành phố thông minh, tích hợp 5G, AI và dữ liệu lớn để tạo ra các dịch vụ công hiệu quả, cơ sở hạ tầng bền vững và cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trước những bước tiến mạnh mẽ của công nghệ, SCSE 2025 cung cấp nền tảng quan trọng để các thành phố học hỏi lẫn nhau và thúc đẩy quá trình chuyển đổi có ý nghĩa".Đến từ Cơ quan phát triển kỹ thuật số Đài Loan, ông Jiunn Shiow Lin, nhìn nhận: "Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là điều cần thiết". Ông Jiunn Shiow Lin cho biết cơ quan này đang đẩy nhanh chương trình nghị sự về thành phố thông minh của Đài Loan bằng cách thúc đẩy đổi mới trong quản trị theo định hướng AI, an ninh số, chăm sóc sức khỏe thông minh và cơ sở hạ tầng đô thị. "SCSE 2025 đóng vai trò là cầu nối giữa các ngành công nghiệp và chính quyền, góp phần vào việc định hình các thành phố trong tương lai", ông Jiunn Shiow Lin nói thêm.Từ góc nhìn của lãnh đạo chính quyền quận Cam (Mỹ), ông Steven M. Neuhaus, nói: "Tương lai của các thành phố thông minh nằm ở các quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu và việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật số giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh mang đến cơ hội quan trọng để khám phá sự tương hỗ giữa các quốc gia và khu vực, đảm bảo chúng ta cùng nhau xây dựng môi trường đô thị thông minh hơn".Chia sẻ trong lễ khai mạc, ông Paul S.L. Peng, Chủ tịch Hiệp hội máy tính Đài Bắc (TCA), nhấn mạnh: "SCSE 2025 sẽ là sự kiện mang tính bước ngoặt cho đổi mới thành phố thông minh do AI thúc đẩy. Sự dẫn đầu của Đài Bắc và Cao Hùng trong số hóa chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng bền vững và tích hợp AI đang định hình tương lai của các hệ sinh thái đô thị thông minh".Với chủ đề "Chuyển đổi số và xanh", triển lãm thành phố thông minh lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm nay tập trung về ứng dụng AI, quản trị thông minh, hiệu suất năng lượng, nhà máy điện ảo, tính bền vững hướng đến phát thải ròng bằng 0 và hợp tác toàn cầu. Hội nghị và triển lãm Thành phố thông minh 2025 diễn ra tại Đài Bắc từ ngày 18 - 21.3 và Cao Hùng từ ngày 20 - 22.3.
Giảm đau lưng, không bị các bệnh vặt nhờ điều này...
Việc dời thủ đô mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ, dẫn đến chuyển dịch đáng kể bản sắc văn hóa của một quốc gia. Đó là lý do Tổng thống Masoud Pezeshkian đang phải đối đầu với nhiều chất vấn từ giới chính khách và những người khác ở Iran về kế hoạch này.Kế hoạch được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang đối mặt sức ép sau thời gian dài bị phương Tây cấm vận, và giá trị đồng rial giảm xuống mức lịch sử vào tháng 12.2024.Tehran hơn 200 năm trước đã trở thành kinh đô của Iran dưới triều đại của hoàng đế khai quốc Āghā Moḥammad Khān thuộc nhà Qājār.Ý tưởng dời thủ đô đi nơi khác lần đầu được nhắc đến dưới thời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hồi thập niên 2000. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Pezeshkian một lần nữa khơi lại đề xuất này nhằm giải quyết những vấn đề Tehran phải đối mặt hiện nay như đông dân, khan hiếm nước, thiếu điện và những thách thức khác.Dù ý kiến trên được thảo luận trước đó, kế hoạch triển khai chưa từng được thi hành trên thực tế vì thiếu hụt tài chính và tranh cãi về chính trị.Iran International dẫn lời người phát ngôn chính phủ Iran Fatemeh Mohajerani cho biết "thủ đô mới của nước này chắc chắn sẽ tọa lạc ở miền nam, thuộc vùng Makran, và vấn đề này đang được xúc tiến".Bà thêm rằng chính quyền Tổng thống Pezeshkian đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các học giả, giới tinh hoa và các chuyên gia, bao gồm kỹ sư, nhà xã hội học và kinh tế học.Người phát ngôn cho biết dự án dời thủ đô đang trong giai đoạn thăm dò.
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: "Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi". Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông."Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời", ông Trump nói.Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, chỉ trích "văn hóa Mỹ" mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. "Tôi đang chờ đợi sự ly hôn không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)", theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. "Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị", bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.Đáp lại, ông Musk cảnh báo về "một cuộc nội chiến MAGA" và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người chỉ trích ông vì vấn đề này. "Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B", ông Musk nói.Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là "nô lệ hợp đồng", làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng công kích ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là "con nít".Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử.
Thế giới bán 150 USD/tấn carbon, Việt Nam bán quá thấp chỉ 5 USD?
Xem Cúp quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn